Mỹ Phẩm Là Gì?
Đỗ Duy Liêm
Thứ Hai,
06/12/2021
Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp.[1] Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc (gel vuốt tóc, gôm xịt tóc,...), nước hoa. Mỹ phẩm thường được thoa lên mặt để làm nổi bật diện mạo nên còn được gọi là đồ trang điểm hay đồ hóa trang.
Tại Hoa Kỳ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), kiểm soát mỹ phẩm,[2] định nghĩa mỹ phẩm là "chất dùng để bôi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể". Định nghĩa rộng này bao gồm bất kỳ chất liệu nào được sử dụng làm thành phần của một sản phẩm mỹ phẩm. FDA đặc biệt loại trừ xà phòng khỏi danh mục này.
Lịch sử
Đàn ông và phụ nữ Ai Cập cổ đại đều sử dụng mỹ phẩm. Họ rất yêu thích bút kẻ mắt và phấn mắt có màu sẫm như xanh lam, đỏ, đen. Đàn ông và phụ nữ người Sumer cổ đại có thể là những người đầu tiên sáng chế và thoa son môi, cách đây khoảng 5.000 năm.[6] Họ nghiền đá quý và sử dụng chúng để trang trí khuôn mặt, chủ yếu trên môi và quanh mắt.[7] Cũng vào khoảng 3000 TCN đến 1500 TCN, phụ nữ thuộc văn minh lưu vực sông Ấn đã sử dụng son môi đỏ thoa môi để trang trí mặt.[8] Người Ai Cập cổ đại chiết xuất chất nhuộm màu đỏ từ fucus-algin, 0,01% iodine và một số mannit bromine, nhưng chất nhuộm này gây bệnh nghiêm trọng. Son môi có hiệu ứng lung linh, ban đầu được tạo nên bằng cách sử dụng một chất ánh ngũ sắc có trong vảy cá.[9] Dấu tích 6.000 năm tuổi của các lăng mộ rỗng của pharaoh Ai Cập cổ ra được khai quật.[10] Theo một nguồn tin, những phát triển chính yếu sớm bao gồm:[1]
- Phấn kohl được người Ai Cập cổ dùng vẽ bảo vệ mắt.
- Dầu thầu dầu được người Ai Cập cổ dùng làm dầu xoa bóp.
- Kem xoa da điều chế từ sáp ong, dầu ô liu và nước hoa hồng, theo người La Mã mô tả.
- Vaseline và lanolin ở thế kỷ XIX.
Người Hy Lạp cổ đại cũng sử dụng mỹ phẩm[11][12] như người La Mã cổ đại đã từng. Mỹ phẩm được đề cập trong kinh Cựu Ước, chẳng hạn trong chương 2 Kings 9:30, nơi Jezebel vẽ mí mắt-xấp xỉ 840 TCN - và trong cuốn sách của Esther, nơi mô tả các phương pháp trị liệu làm đẹp.
Một trong những loại thuốc Đông y là mộc nhĩ trắng, phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản đã sử dụng như sản phẩm làm đẹp. Nấm gia tăng độ ẩm giữ trong da và ngăn ngừa vi mạch trong da bị suy thoái, giảm nếp nhăn và căng mịn da. Những hiệu ứng chống lão hóa khác như gia tăng độ hiện diện của superoxide dismutase trong não và gan; đó là một enzyme hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể, đặc biệt ở da. Mộc nhĩ trắng cũng được biết đến trong y học Trung Quốc để dưỡng phổi.
Sử dụng mỹ phẩm không được tán thành tại nhiều thời điểm trong lịch sử phương Tây. Ví dụ, vào thế kỷ 19, nữ hoàng Victoria công khai tuyên bố trang điểm mỹ phẩm là bất lịch sự, thô tục và chấp nhận chỉ dành cho diễn viên sử dụng.[14]
Trong thế kỷ 16, tập tính cá nhân của phụ nữ sử dụng mỹ phẩm tạo ra nhu cầu về sản phẩm trong tầng lớp thượng lưu.[15]
Vào năm 2016, công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới là L'Oréal, được Eugène Schueller thành lập năm 1909 với tư cách là công ty thuốc nhuộm tóc không gây hại cho người Pháp (nay thuộc sở hữu của Liliane Bettencourt 26% and Nestlé 28%; còn lại 46% được thương mại công khai). Thị trường được phát triển ở Mỹ trong những năm 1910 bởi Elizabeth Arden, Helena Rubinstein và Max Factor. Hãng này đã được Revlon tham gia ngay trước Thế chiến II và Estée Lauder ngay sau đó.
Trong thế kỷ 18, có nhiều ca ngộ độc chì do mốt trang điểm và phấn đỏ, trắng; dẫn đến sưng và viêm mắt, tấn công men răng và khiến da đen; sử dụng nặng đã dẫn đến tử vong.
Mặc dù mỹ phẩm hiện đại chủ yếu dành cho phụ nữ, nhưng ngày càng có nhiều nam giới sử dụng mỹ phẩm thường kết hợp với nữ giới để trang điểm hoặc che phủ đường nét mặt chính họ như vết bẩn, quầng thâm... Kem che khuyết điểm thường được nam giới sử dụng. Các nhãn hiệu mỹ phẩm cho ra đời sản phẩm đặc biệt dành riêng cho nam giới và nam giới sử dụng chúng ngày càng gia tăng.[1